Về khái niệm
Thương hiệu là dấu hiệu dùng để nhận biết 1 sản phẩm nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi cá nhân hay một tổ chức. Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu là những gì tạo nên sự liên tưởng về mặt cảm xúc với khách hàng.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Điều đặc biệt là nhãn hiệu có thể nhìn thấy được. Nhãn hiệu là yếu tố cấu thành nên thương hiệu.
Về căn cứ Pháp lý
Nhãn hiệu là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và là 1 đối trượng của Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ.
Thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Không như nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ thì thương hiệu lại không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Vì vậy chúng ta có thể hiểu đơn giải rằng nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ quyền và thương hiệu thì không.
Về tính chất
Thương hiệu là cái vô hình và hữu hình bới khi nói: “Sản phẩm này có thương hiệu rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…
Trong khi nhãn hiệu chỉ cái hữu hình, nó có thể là chữ cái, hình ảnh, từ ngữ hay sự kết hợp tất cả giữa chúng và chúng ra có thể dễ dàng nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác. Luật một số nước, như Hoa Kỳ, còn công nhận nhãn hiệu sản phẩm trong marketing bằng mùi hương.
Tuy có mối liên hệ chặt chẽ nhưng hai khái niệm này có phạm vi và mục tiêu khác nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu là một yếu tố quan trọng để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả và tạo ra giá trị cho khách hàng.