10 xu hướng định hình mạng xã hội năm 2024 (p1)

Lê Thanh Giang
Các thương hiệu lớn chậm chạp trong việc thích ứng với môi trường mới bắt đầu cảm thấy áp lực từ các đối thủ trên mạng xã hội. Để cạnh tranh, thương hiệu phải cung cấp giá trị đa dạng, phù hợp và có ý nghĩa hơn. Sử dụng văn hóa như một phần của việc tương tác với khách hàng là chìa khóa để làm đúng điều này, với nội dung tập trung vào khán giả. Mới đây Ogilvy đã đưa ra dự đoán xu hướng định hình mạng xã hội năm 2024. Hãy cùng xem những xu hướng nào được dự báo sẽ làm thay đổi cục diện thông qua bài viết dưới đây!
10-xu-huong-dinh-hinh-mang-xa-hoi-nam-2024-p1-1708596804.png
 

Xu hướng 1: Văn hóa như một trò chơi đa lớp

Các thương hiệu ngày càng phản ứng với những khoảnh khắc văn hóa nhỏ nhiều hơn như cách mà IKEA “chế nhạo” thời trang xa xỉ bằng cách tung ra một mẫu váy hai lớp giá cả phải chăng thay cho Váy Khăn của Balenciaga.

Xu hướng 2: Văn hóa hợp tác phát triển

Các thương hiệu vào năm 2024 sẽ ngày càng tìm kiếm những liên minh khác thường – càng độc đáo, phản trực giác hoặc kỳ lạ thì càng tốt cho sự tương tác mang tính đột phá. Một số phi vụ lớn có thể kể đến như Heinz x Absolut Tomato Vodka Pasta Sauce, Dove x Nike hợp tác để thực hiện chiến dịch của mình.

Xu hướng 3: Creator nằm ở trung tâm sân khấu

Nền kinh tế sáng tạo ước tính đạt 480 tỷ USD vào năm 2027, vì vậy, một kế hoạch tương tác với nhà sáng tạo ý nghĩa là vô cùng quan trọng cho một chiến lược xã hội phù hợp với tương lai.

Các thương hiệu và agency có thể tận dụng người sáng tạo một cách linh hoạt và có thể mở rộng một cách dễ dàng hơn trong văn hóa, không bị ràng buộc bởi các quy trình phức tạp như các phương thức truyền thông truyền thống khác.

Xu hướng 4: Sự trở lại của cộng đồng

Quản lý cộng đồng cơ bản không còn đủ, thương hiệu cần phát triển thành một chiến lược gắn kết cộng đồng chủ động. Người dùng ngày càng tìm kiếm những không gian an toàn, yên tĩnh như các diễn đàn đóng cửa như WhatsApp, nhóm Facebook riêng tư, Discord…

Xu hướng 5: Tương tác – Yếu tố được ưu tiên nhất

Có một sự dịch chuyển lớn từ các phương pháp quảng cáo trả phí đến việc tạo ra nội dung xã hội chủ yếu dựa trên sở thích của khán giả hướng tới hiệu suất tốt nhất. Xu hướng này đang tạo ra một sự tăng trưởng của xã hội thương hiệu, với nội dung gần gũi hơn với người dùng, được tạo ra bởi người ảnh hưởng hoặc người dùng (UGC), so với những nội dung quảng cáo truyền thống.

Để thích ứng với xu hướng này, các thương hiệu cần cấu hình lại chiến lược của mình để cung cấp nội dung không có kịch bản, không trau chuốt, không thể đoán trước nhằm kích thích sự tò mò, kêu gọi đối tượng hành động.